"Phẩm khoáng" có thực sự an toàn?

Phần đông các bạn làm mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay mới chỉ nghe đến khái niệm "phẩm khoáng", tuy vậy trong số những loại phẩm màu các bạn đang dùng, không phải cái nào cũng là "phẩm khoáng". Cũng không phải chỉ có "phẩm khoáng" mới là phẩm an toàn. (Và đa số "phẩm khoáng" hiện tại cũng không còn là phẩm khai khoáng dưới lòng đất nữa, mà là được tạo ra trong nhà xưởng)

Khi có thể phân biệt giữa các loại phẩm màu (hữu cơ, vô cơ; phẩm nhuộm, phấm khoáng, phẩm hồ...), thì kiến thức về phẩm màu vẫn chưa dừng lại. Bởi vì những điều này chỉ là những kiến thức nền tảng của phẩm màu.

Bởi vì mỗi loại phẩm màu hiện nay trên thị trường còn được xử lý theo các cách thức khác nhau, chẳng hạn:
- Được chế biến ở những kích cỡ khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau (ví dụ kích thước hạt phẩm to hơn thì có mục đích bắt sáng tốt hơn - phục vụ mục đích trang điểm, kích thước hạt phẩm nhỏ hơn thì có mục đích làm mờ các đường nét trên da hơn - phục vụ mục đích làm mờ nếp nhăn...)
- Bọc bề mặt với các loại hóa chất khác nhau để phẩm màu có những đặc tính khác nhau ví dụ như disodium stearoyl glutamate, dimethicone, alkyl silane v.v...)

Để đi sâu vào ngành, để hưởng trọn vẹn những thành quả của công nghệ tiên tiến, trước hết các bạn trong ngành cần hiểu những kiến thức nền tảng của mỹ phẩm. Trong trường hợp với phẩm màu, các bạn sẽ cần hiểu phẩm hồ là gì, phẩm khoáng là gì, phẩm nhuộm là gì, phẩm vô cơ và phẩm hữu cơ thì khác gì nhau... Phẩm màu được đánh mã ở mỗi khu vực như thế nào (Mỹ? EU và ASEAN?), làm sao nhìn vào mã mà biết phẩm đó là phẩm nào? v.v...

Những kiến thức này, các bạn có thể tìm hiểu ở khóa học Làm mỹ phẩm dưỡng toàn diện (bản 4.0 - online). Còn những bài viết khác về phẩm màu, Grandpa's Garden sẽ dành để bàn về những thông tin kỹ thuật sâu hơn!